thiết kế phòng tập gym 100 – 150m2 cần bao nhiêu vốn?
Bạn đang nhắm đến một mặt bằng có diện tích sàn 100-150m2 để thực hiện cho ước mơ mở một phòng gym cho riêng mình. Tuy nhiên bạn vẫn đang loay hoay với những câu hỏi như mức vốn đầu tư bao nhiêu và cần chuẩn bị những gì để tính toán tiếp.
Vậy thì với những thông tin mà Impulse Fitness cung cấp dưới đây chắc chắn sẽ giúp bạn có được định hướng bước đầu để lên kế hoạch thiết kế phòng tập 100-150m2 hoàn chỉnh.
1. Loại hình phòng tập nào cho diện tích 100 – 150m2
Có nhiều người nói rằng, để tự kinh doanh cần rất nhiều vốn, điều đó có thể đúng nhưng với ngành fitness hoàn toàn có thể linh động được. Nếu số vốn đầu tư không quá nhiều, với mặt bằng có diện tích từ 100-150m2 bạn vẫn có thể mở được một phòng tập bình dân và nhóm đối tượng khách hàng chính là những người có thu nhập trung bình – thấp như học sinh, sinh viên, người lao động,…
2. Cần bao nhiêu vốn để setup phòng tập gym 100 – 150m2
Trên thực tế, không chỉ có chi phí mặt bằng, để setup một phòng gym hoàn chỉnh bạn sẽ cần tính toán 6 loại chi phí khác gồm có:
- Chi phí thiết bị tập
- Chi phí nhân sự (có thể không cần thiết nếu bạn là người quản lý),
- Chi phí nội thất
- Chi phí quảng bá
- Chi phí bảo dưỡng
- Chi phí điện nước hàng tháng.
Mặt bằng khoảng 100-150m2 sẽ cần một số vốn ít nhất khoảng 150 triệu đồng. Với khoản chi phí đầu tư ban đầu khá ít ỏi này, bạn sẽ không có quá nhiều lựa chọn về thiết bị, máy móc của phòng gym. Mọi thứ đều nằm ở mức cơ bản đủ để phục vụ nhu cầu tập luyện tối thiểu của hội viên. Sau một thời gian hoạt động ổn định và có doanh thu, bạn có thể đầu tư hơn vào khoản thiết bị.
>>> Xem thêm: Thủ tục cần thiết để đăng ký giấy phép kinh doanh phòng gym mọi nhà đầu tư cần biết
3. Cần chuẩn bị gì để setup phòng tập gym 100 – 150m2
Để setup phòng tập gym 100-150m2 thành công cần chuẩn bị những gì? Sau đây Impulse Fitness sẽ vạch rõ từng bước để bạn có thể tự thực hiện nếu không đủ kinh phí để thuê một đơn vị setup trọn gói.
Bước 1: Chốt mặt bằng
Nếu đã có sẵn mặt bằng thì bạn sẽ tiết kiệm được một khoản, còn không, với loại phòng gym bình dân, địa điểm chỉ cần thuận tiện cho việc đi lại của khách hàng. Không cần phải cố gắng thuê ở vị trí trung tâm hay quá đông đúc vì nhu cầu của người dân ở khu vực đó cũng cao hơn ở mức mà phòng tập của bạn đáp ứng được. Khi này, hãy cố gắng đầu tư vào máy móc và chất lượng dịch vụ.
Bên cạnh đó, đừng quên chọn nơi vuông vắn để dễ dàng sắp xếp dụng cụ và thiết bị. Dù không gian không được rộng nhưng cần phải đảm bảo sự thông thoáng với khoảng cách tối thiểu giữa các thiết bị là 1m và có sự sắp xếp hợp lý để thuận tiện cho quá trình chuyển đổi bài tập của khách hàng.
>>> Tham khảo mổ hình setup phòng gym 500 triệu
Bước 2: Tìm đơn vị phân phối máy tập gym uy tín
Trong tất cả các loại chi phí, máy móc và thiết bị tập chiếm phần lớn và là khoản “nặng” nhất. Với số vốn nhỏ và diện tích hẹp 100 – 150m2, bạn không có nhiều lựa chọn, tuy nhiên không phải vì thế mà bạn “nhắm mắt chọn đại” được vì có thể sẽ mua được máy rẻ nhưng về sau, tiền sửa chữa, bảo dưỡng mới là gánh nặng với bạn.
Hãy lựa chọn đơn vị cung cấp máy uy tín và chính hãng như Impulse Fitness, tại đây có rất nhiều dòng máy, đời máy với mức giá hợp lý phục vụ cho nhiều mô hình phòng gym khác nhau. Bạn sẽ được tư vấn các thiết bị phù hợp với số vốn, hơn thế nữa, loại nào là cần thiết, loại nào có thể đầu tư sau, nên cân đối các nhóm máy như thế nào,… đều được đội ngũ tư vấn viên giàu kinh nghiệm hỗ trợ. Mua hàng tại các nhà phân phối chính hãng sẽ có chính sách bảo dưỡng định kỳ và bảo hành nếu xảy ra lỗi do nhà sản xuất. Đây được xem là “tấm vé bảo hiểm” quan trọng mà bạn chắc chắn sẽ cần phải sử dụng đến.
Bước 3: Lên danh sách các thiết bị cần thiết
Một phòng tập bình dân với diện tích 100-150m2, dù muốn hoặc không, thiết bị tập luyện không thể đa dạng và quá nhiều. Bên cạnh yếu tố về kinh phí, việc đảm bảo không gian thoải mái cũng cần được chú ý. Theo đó, các dòng máy cơ bản khi setup phòng tập gym 100-150m2 mà bạn có thể tham khảo gồm có:
Dòng cardio
- 1 Máy chạy bộ điện
Dòng sức mạnh
- 1 Máy ép ngực cơ vai
- 1 Máy xô cao
- 1 Máy xô thấp
- 1 Máy móc đùi sau
- 1 Máy đá đùi trước
Dòng tập vai, đùi, bụng
- 1 Vai đôi
- 1 Khung đánh đùi
- 1 Dàn máng tạ
- 1 Máy rung bụng
- 1 Máy rung massage toàn thân
Dòng ghế
- 1 Ghế ép ngực ngang
- 1 Ghế ngực trên
- 1 Ghế gập bụng
- 1 Ghế khởi động đa năng
Phụ kiện tập gym
- Thanh đòn tạ
- Tạ đĩa
- Tạ tay
- Tạ ấm.
Bước 4: Đừng bỏ qua điểm nhấn trong thiết kế
Tuy rằng rất khó để “ép” một phòng gym bình dân trở nên thật sang trọng hay ấn tượng, vậy nhưng bạn cũng không được qua loa trong việc thiết kế. Hãy chọn một tông màu chủ đạo cho toàn bộ căn phòng, thêm chút điểm nhấn như cây xanh, các hình ảnh tạo động lực hay thêm các tấm gương lớn để tạo cảm giác căn phòng được mở rộng hơn. Ánh sáng và âm nhạc cũng là yếu tố mà bạn không nên bỏ qua nếu muốn tăng thêm cảm hứng cho người tập nhé.
Về cơ bản, khi thực hiện đến đây là quá trình setup phòng tập gym 100-150m2 đã hoàn thành, bạn đã sở hữu được một phòng tập đã có thể đi vào hoạt động. Tuy nhiên làm sao để phòng tập có thể thu hút khách hàng mới, giữ chân khách hàng cũ và mang lại lợi nhuận thì sẽ cần đến các duy trì các chương trình quảng bá cũng như thiết kế các gói tập phù hợp.
Tham khảo ngay : Dịch vụ tư vấn thiết kế phòng gym chuyên nghiệp tại nhà từ a-z
Không có nhận xét nào