Hướng dẫn cách bảo trì và vệ sinh các thiết bị tập luyện tại nhà
Việc không thể đến phòng tập được là một trong những điều khó chịu nhất. Làm cách nào để cải thiện vấn đề này, việc tự tập luyện tại nhà với các dụng cụ, máy móc thiết bị chuyên dụng chính là một giải pháp tối ưu. Và đối với các loại dụng cụ tập thể dục như máy chạy bộ đa năng, xe đạp tập thể dục tại nhà,… thì việc bảo dưỡng và vệ sinh thường xuyên là một vấn đề rất quan trọng.
Để nâng cao hiệu quả tập luyện và loại bỏ mọi sự cố trong quá trình tập, bạn cần phải biết cách bảo trì và vệ sinh máy móc một cách thường xuyên và đúng cách. Qua bài viết này, Impulse sẽ chia sẻ cho các bạn quy trình bảo dưỡng và vệ sinh thiết bị tập luyện tại nhà một cách đầy đủ và đơn giản nhất mà không cần phải gọi các đơn vị chuyên môn đến hỗ trợ.
Những bộ phận cần được bảo dưỡng trên các thiết bị tập luyện mà bạn cần biết
Đối với các loại máy móc thiết bị tập luyện có giá trị lớn thì việc các bạn để ý, vệ sinh và bảo dưỡng thường xuyên là một việc làm cần thiết. Nhưng đối với các loại máy móc, thiết bị tập hiện đại không có quá nhiều chi tiết thì việc vệ sinh và bảo dưỡng còn dễ dàng hơn nữa. Bạn chỉ cần chú ý và bảo dưỡng thật định kì các bộ phận sau của máy:
– Motor động cơ
– Băng tải (nếu có) trên các máy chạy bộ điện
– Ván của thiết bị
Ngoài những bộ phận đặc biệt cần được bảo trì bằng dầu nhớt thì những bộ phận khác của máy như phần khung sườn, bảng điều khiển, tay vịn, vành đai,… cũng nên được vệ sinh lau chùi thường xuyên. Bạn có thể vệ sinh chúng 1 tuần 1 lần hoặc 1 tháng 2 lần.
Những vật dụng cần được chuẩn bị
Để vệ sinh và bảo dưỡng máy móc đơn giản tại nhà thì bạn chỉ cần chuẩn bị một số vật dụng đơn giản cũng như là các sản phẩm mà đơn vị bán máy chạy bộ đó đã bán máy cho bạn như:
– Khăn lau sạch , mỏng, cùng với một chậu nước
– Bộ tuốc nơ vít để tháo những bộ phận cần thiết
– Các loại dầu để tra băng tải
– Cuối cùng là mỡ dùng để tra motor động cơ
Thứ tự thực hiện việc vệ sinh và bảo dưỡng máy đúng cách
Lau chùi mặt ngoài và toàn bộ máy móc, thiết bị tập luyện
Điều đầu tiên cần làm là vệ sinh toàn bộ mặt ngoài của máy. Việc bạn cần làm rất đơn giản, chỉ cần sử dụng khăn mềm thấm nước vắt khô và lau chùi sạch sẽ toàn bộ thân máy. Ví dụ như máy chạy bộ điện thì bạn sử dụng khăn lau từ phần màn hình điều khiển sang 2 bên thành vịn tay, vành đai và phần dưới thảm chạy.
Ngoài ra bạn có thể sử dụng các loại khăn với chất liệu và kích thước khác nhau để tăng tối đa hiệu quả làm sạch. Đối với các phần trong hóc nhỏ hoặc thảm chạy thì bạn có thể sử dụng máy hút bụi để làm sạch nhanh và lấy đi hết được bụi bẩn.
Kiểm tra các bộ phận và chi tiết trên máy
Bạn có thể kiểm tra xem máy móc tại nhà mình có bị móp méo, xước xát chỗ nào hay không. Các bộ phận nhìn thấy được ở ngoài máy có còn nguyên vẹn như lúc mới mua về? Bàn phím điều khiển còn hoạt động tốt hay không, có dấu hiệu bị chập mạch điện hoặc phím bấm trên máy không ăn?
Đối với loại máy chạy bộ phổ biến thì bạn cũng nên kiểm tra phần băng tải, sau một thời gian dài sử dụng thì có bị trùng, kiểm tra độ căng của thảm chạy xem đã thích hợp hay chưa và điều chỉnh lại cho phù hợp. Kiểm tra thêm phần ván máy chạy xem có gặp phải vấn đề gì không?
Dùng dầu nhớt bôi trơn cho thiết bị
Tuỳ thuộc vào dòng máy hay thiết bị tại nhà của bạn mà có 2 loại tra dầu phổ biến là tra dầu tự động và thủ công. Với công nghệ tra dầu tự động thì rất đơn giản, bạn chỉ cần nhỏ một lượng dầu bôi trơn đã được đơn vị bán máy cung cấp vào bộ phận bên cạnh hộp động cơ trên đầu băng tải. Sau dó hệ thống của thiết bị sẽ tự động phân phối lượng dầu này mà không cần các thao tác thủ công khác của chúng ta.
Với những dòng máy sử dụng công nghệ bôi trơn băng tải thủ công thì phức tạp hơn một chút. Điều đầu tiên bạn cần làm là kiểm tra độ căng của thảm chạy, nếu như bạn cảm thấy thảm quá căng thì nên điều chỉnh lại bằng bộ tuốc vít đi kèm và vặn điều chỉnh sao cho phù hợp ở phần đuôi của vành máy. Tiếp theo bạn thực hiện nhất 2 bên thảm chạy lên và nhỏ dầu vào bên trên ván máy theo một đường thẳng. Bạn nên chú ý thao tác như vậy với cả 2 bên của máy.
Bảo trì motor động cơ của thiết bị
Với phần bộ phận này thì khó hơn một chút, nếu bạn không quen hoặc chưa có kinh nghiệm tự lắp ráp, bảo dưỡng máy móc tại nhà thì bạn có thể liên hệ với nơi mà bạn mua thiết bị hoặc các dịch vụ sửa chữa máy móc tận nhà để hỗ trợ.
Còn nếu bạn hoàn toàn có khả năng thực hiện bảo trì động cơ thì bạn cần làm các bước sau:
- Đầu tiên là tra mỡ vào vòng bi của động cơ
- Tiếp theo, thay chổi than nếu như chổi than bên trong động cơ đã sử dụng hết
- Vệ sinh phần động cơ và chổi than với khăn mềm đã chuẩn bị từ trước
- Cuối cùng sau khi vệ sinh xong thì bạn lắp các bộ phận của máy lại vị trí ban đầu và kiểm tra lại máy sau khi lắp.
Trên đây là những thông tin cơ bản và cần thiết nhất để các bạn có thể tự vệ sinh và bảo trì các thiết bị tập luyện tại nhà của mình trong màu dịch này. Impulse chúc các bạn luôn khỏe mạnh và đừng quên tập luyện thường xuyên để có được một thân hình như ý và một sức khỏe thật tốt!
>>>Tham khảo: dịch vụ tư vấn miễn ví và thiết kế phòng gym chuyên nghiệp, hiện đại từ a-z
Không có nhận xét nào