Chi phí mở phòng gym gồm những khoản nào khi đầu tư?
Mở phòng gym hiện nay đang là xu hướng kinh doanh rất hot, mang lại cơ hội làm giàu nhanh chóng nhờ phục vụ cho thị trường lớn. Tuy nhiên khi bắt đầu lên kế hoạch kinh doanh, nhiều người bối rối trước bài toán tài chính cụ thể. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại chi phí mở phòng gym cũng như mức độ quan trọng của từng hạng mục trước khi tự tay thực hiện hoặc phối hợp với đơn vị setup, bài viết sau đây sẽ đề cập tới 7 loại chi phí tối quan trọng khi mở một phòng gym.
1. Chi phí mặt bằng và hạ tầng mở phòng tập
Đối với tất cả các ngành nghề kinh doanh, mặt bằng luôn là yếu tố quan trọng mang lại nhiều sự thuận lợi nhất định. Tuy nhiên với một số ngành dịch vụ như kinh doanh phòng gym, việc thành công hay không lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
Hãy cố gắng chọn vị trí ở mặt đường hay những nơi trung tâm, hoặc chí ít thì cũng phải là khu vực thuận tiện di chuyển và gần với đối tượng khách hàng tiềm năng. Nếu không được như mong muốn, không sao, bạn có thể tập trung đầu tư vào các khoản chi phí như cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng dịch vụ để hút khách.
Bên cạnh đó, khoản chi phí để xây dựng, tu sửa hạ tầng cũng sẽ nằm trong kế hoạch tài chính này. Đừng quên tạo điểm nhấn thu hút và thiết kế phòng tập theo một phong cách nhất định để khách hàng luôn nhớ đến bạn.
2. Chi phí thiết bị, dụng cụ tập luyện
Đây là khoản chi phí “nặng” nhất với tầm quan trọng nặng không kém. Tùy vào quy mô đầu tư cũng như diện tích mặt bằng mà số lượng máy móc, thiết bị được tính toán sao cho phù hợp. Thông thường, mức đầu tư sẽ dao động trong khoảng từ 300 triệu đến vài tỷ.
Các khoản chi phí khác bạn có thể cân nhắc cắt giảm, thế nhưng riêng khoản đầu tư cho thiết bị, bạn nên “phóng tay” một chút vì nó ảnh hưởng đến cách nhìn nhận và đánh giá của khách hàng đến chất lượng phòng tập của bạn.
Hãy lựa chọn các loại thiết bị, dụng cụ chất lượng, hiện đại và cân đối số lượng dòng máy thích hợp với đối tượng khách hàng chính. Những thương hiệu lớn và nhà cung cấp uy tín sẽ đảm bảo cho bạn về chất lượng sản phẩm cũng như chế độ bảo hành, bảo dưỡng định kỳ. Impulse Fitness là đơn vị setup phòng gym mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn.
>>> Xem thêm: Thủ tục cần thiết để đăng ký giấy phép kinh doanh phòng gym mọi nhà đầu tư cần biết
3. Chi phí nhân sự
Khoản chi phí hàng tháng dành cho nhân sự tuy không phải là khoản chi phí cố định nhưng cũng chiếm không nhỏ trong bài toán tài chính của các nhà đầu tư. Để có thể đưa ra được khoản kinh phí chính xác cho hạng mục này, bạn sẽ cần phải trả lời được các câu hỏi sau:
- Bạn cần nhân viên ở những bộ phận nào?
- Công việc của nhân viên từng bộ phận là gì?
- Mức lương cứng cố định mỗi tháng là bao nhiêu?
- Mức thưởng doanh số cần thiết hay không? Nếu có thì tính toán như thế nào?
Thông thường, một phòng gym từ tầm trung trở lên bạn sẽ cần tới nhân sự cho các bộ phận như lễ tân, PT, tạp vụ, bảo vệ và một số bộ phận về mảng truyền thông nếu bạn muốn đẩy mạnh mảng marketing. Nếu không, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn giải pháp thuê đơn vị ngoài, quảng cáo từng giai đoạn phát triển của mô hình kinh doanh này.
4. Chi phí cho nội thất, trang trí phòng gym
Ngoài chi phí phần lớn dành cho các máy móc, dụng cụ luyện tập, phòng gym của bạn sẽ cần tới những trang thiết bị khác như:
- Đồ nội thất: gồm có quầy lễ tân, bàn ghế tiếp khách, tủ đựng đồ,…
- Vật dụng trang trí: gương, tranh treo tường, pano hình ảnh,…
- Hệ thống đèn điện, quạt, máy lạnh,…
- Hệ thống âm thanh, hình ảnh
- Hệ thống thiết bị phòng cháy chữa cháy
- Tiện ích như xông hơi, nhà tắm, vệ sinh,…
- Hệ thống camera giám sát
- Hệ thống phần mềm quản lý
- …
5. Chi phí quảng bá dịch vụ, hình ảnh, thương hiệu
Những chi phí này gọi chung là chi phí marketing với mục đích làm cho dịch vụ của bạn được đông đảo khách hàng biết đến, từ đó “lôi kéo” được khách hàng tiềm năng đến với phòng gym của bạn. Trong thời gian mới đi vào hoạt động, chắc chắn bạn sẽ gặp khó khăn trong việc đưa khách hàng về với mình, chính vì vậy, đầu tư vào khoản này là điều vô cùng cần thiết.
Với sự đa dạng về các kênh tiếp cận như kênh online đang phát triển rầm rộ facebook, google, tiktok,… hay các kênh offline như biển bảng, băng rôn, phát tờ rơi,… bạn có thể lựa chọn hình thức nào phù hợp nhất với mình và rót ngân sách vào đó. Đầu tư marketing về lâu dài sẽ giúp phòng gym của bạn duy trì được lượng khách ổn định, đừng quên luôn cải tiến chất lượng phục vụ cũng như những ưu đãi gói tập dành cho hội viên để gắn bó lâu dài.
6. Chi phí bảo dưỡng, bảo trì thiết bị
Các thiết bị, máy móc tại phòng gym luôn đòi hỏi làm việc công suất lớn với tần suất sử dụng liên tục. Các chủ phòng gym cũng cần lưu ý thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng để máy luôn hoạt động tốt, đảm bảo chất lượng phục vụ cũng như hạn chế khả năng hỏng hóc, sửa chữa và thay mới gây lãng phí. Thường xuyên vệ sinh với các loại máy móc đơn giản và nhờ tới sự hỗ trợ của các thợ kỹ thuật tại các đơn vị cung cấp uy tín với những máy phức tạp đòi hỏi sự cẩn thận và tỉ mỉ.
7. Chi phí điện, nước phòng tập
Tương tự như các khoản chi phí hàng tháng như mặt bằng, nhân sự, marketing,… điện nước phòng tập cũng không phải là gánh nặng quá lớn ngay từ ban đầu, tuy nhiên bạn cũng không thể bỏ qua khoản này trong bài toán tài chính khi mở phòng tập được.
Hoạt động của thiết bị, điều hòa, đèn điện,… với tần suất sử dụng liên tục nếu không được tính toán và kiểm soát sẽ khiến bạn giật mình với số tiền hàng tháng đấy.
Trên đây là tổng hợp 7 loại chi phí gồm cả các chi phí cố định đầu tư ngay từ ban đầu và chi phí hàng tháng mà bạn sẽ phải tính toán khi có ý định mở một phòng gym. Để có những giải pháp tối ưu trong kinh doanh ngay từ ban đầu, bạn hãy cân nhắc lên kế hoạch thật chi tiết và hơn hết là nên tìm đến một đơn vị setup phòng tập chuyên nghiệp kiêm vai trò cung cấp thiết bị như Impulse Fitness để được tư vấn và mua thiết bị với mức giá tốt nhất.
Tham khảo ngay : Dịch vụ tư vấn thiết kế phòng gym chuyên nghiệp tại nhà từ a-z
Không có nhận xét nào